Know Your Customer (KYC) - nhận diện khách hàng - là một khái niệm còn chưa thống nhất trong nhiều ngành. Chính vì vậy, yêu cầu cho KYC trong mỗi ngành sẽ có nhiều điểm khác biệt, và cũng tùy ngành mà quy trình thực hiện KYC cũng sẽ thay đổi theo.
Tuy nhiên, khi đã đáp ứng được các thông tin cần cho KYC, doanh nghiệp sẽ có được rất nhiều lợi thế trong việc chăm sóc khách hàng về sau.
Nhận diện khách hàng như thế nào
Ngay khi khách hàng tương tác, nhân viên cần lưu lại được thông tin của khách hàng ngay. Để làm được điều này tối ưu nhất, hệ thống tương tác của doanh nghiệp cần phải có các chức năng lưu trữ thông tin đồng nhất từ đa kênh (omnichannel). Các thông tin thường gặp như tên, số điện thoại, email,... cần được ghi nhận để làm cơ sở nhận dạng khách hàng.
Trừ các doanh nghiệp trong ngành ngân hàng tài chính yêu cầu cao về độ chính xác trong nhận dạng khách hàng thì đa số doanh nghiệp thường chọn số điện thoại hoặc email làm cơ sở để nhận diện khách hàng.
Tối ưu trải nghiệm khách hàng khi tương tác
Khi đã nhận diện được khách hàng dựa trên các thông tin như email, số điện thoại,... doanh nghiệp từ đó cần lưu lại các thông tin cần thiết của khách hàng như lịch sử giao dịch, nhu cầu cần hỗ trợ hay thói quen mua sắm của khách hàng.
Popup hiện lên khi khách gọi đến cung cấp đầy đủ thông tin của khách trong AntBuddy CRM
Phân loại khách hàng và chăm sóc tự động
Một ưu thế nữa của doanh nghiệp có KYC là dựa trên lượng thông tin đã có của khách, doanh nghiệp có thể phân loại và có các chiến dịch chăm sóc, hậu mãi, tái bán hàng phù hợp. Các hệ thống tự động cũng sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt rất nhiều thời gian cho việc này, nhưng hiệu suất mang đến lại rất cao.
Phân loại khách hàng dựa trên các thông tin của khách trong AntBuddy CRM
Comentarios